THƯ VIỆN

Tiếng Đức

Aufnahmetest là gì? Kinh nghiệm ôn thi Aufnahmetest

17/03/2023 | Lượt xem: 694

Trong quá trình tìm hiểu về du học Đức, không ít bạn mới tìm hiểu cảm thấy thắc mắc về kỳ thi Aufnahmetest như Aufnahmetest  là gì, ai sẽ tham gia kỳ thi đó hoặc nên học và chuẩn bị như thế nào cho kỳ thi Aufnahmetest. Bài viết này, S20 sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.

I. Aufnahmetest là gì?

Aufnahmetest là gì
Aufnahmetest là gì & kinh nghiệm ôn thi

Với các bạn du học sinh Đức bậc Đại học, hẳn các bạn không còn quá xa lạ với cụm từ Aufnahmetest – kỳ thi đầu vào của các trường Dự bị Đại học Đức (STK) thường tổ chức hàng năm dành cho sinh viên chưa đủ điều kiện học trực tiếp tại các trường Đại học của Đức.

Kỳ thi này dành cho sinh viên đã tốt nghiệp THPT nhưng chưa hoàn thành tối thiểu 2 năm Đại học tại Việt Nam, hoặc sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng tại Việt Nam có mong muốn tham gia chương trình Đại học tại Đức.

Cấu trúc bài thi bao gồm 2 phần chính:

  • Bài thi Toán (Phần trắc nghiệm và Phần tự luận).
  • Bài thi tiếng Đức (C-Test, L-Test và Hören Test).
  • Ngoài ra, một số trường sẽ có thêm bài thi viết bằng tiếng Đức – Textproduktion.

Tùy theo mỗi trường, đề thi sẽ được thiết kế khác nhau và dạng bài thi sẽ muôn hình vạn trạng qua từng năm, sinh viên cần tìm hiểu và nắm vững cấu trúc thi để có sự chuẩn bị phù hợp. Tùy theo khối thi đăng ký, sinh viên quốc tế sẽ có các bài thi tương ứng. Các khối và môn thi bao gồm:

Khối Thi Môn Thi
Khối T

(Kỹ thuật, Toán học & Khối Khoa học tự nhiên)

Tiếng Đức + Toán
Khối W

(Khối Khoa học xã hội & Kinh tế)

Tiếng Đức + Toán
Khối G

(Khối Khoa học xã hội & Nhân văn)

Khối S

(Ngôn ngữ, Dịch thuật và Biên phiên dịch)

**Khối G và Khối S khá giống nhau nên một số trường Đại học sẽ gộp chung lại thành nhóm ngành S/G hoặc có thể tách ra riêng biệt.

Tiếng Đức

 

II. Kinh nghiệm ôn thi Aufnahmetest hiệu quả

Các bạn hỏi thi Aufnahmetest có khó không?

Câu trả lời là khó hay dễ phụ thuộc vào chính bản thân mỗi bạn. Thật sự thì không có kỳ thi nào là dễ cả, bởi nếu dễ thì đã không phải thi rồi đúng không nào! Nhưng điều đó lại càng chứng tỏ được giá trị thật sự khi bạn quyết tâm vượt qua được kỳ thi.

Hãy bắt đầu với việc chuẩn bị và ôn luyện thật chăm chỉ. Bạn càng nắm vững cấu trúc và hiểu các dạng đề thi, ôn tập hiệu quả, cơ hội đỗ vào trường mong muốn sẽ càng cao. 

Tiếp theo ngay trong bài viết này, S20 mách bạn 8 kinh nghiệm quý báu được S20 đúc kết qua nhiều lần ôn luyện cho học viên cũng như trải nghiệm trong kì thi thực từ chính các du học sinh của S20 tại Đức.

  1. Như S20 đã chia sẻ, vì cấu trúc, dạng đề thi có thể thay đổi hàng năm, sinh viên cần vào trang web của trường Dự bị mình đăng ký, kiểm tra thật cẩn thận thông tin của bài thi (thời gian thi, dạng bài thi…). 
  2. Đối với môn thi toán, trước kỳ thi, sinh viên cần ôn lại thật kỹ các công thức tính chu vi, diện tích, đạo hàm, tích phân, hàm số mũ, hệ phương trình hoặc bất phương trình… trong chương trình phổ thông.
  3. Bài thi toán được đánh giá không quá khó dành cho sinh viên. Tuy nhiên, trong thời gian làm bài, cố gắng tính toán thật cẩn thận để chọn ra đáp án đúng nhất. Có thể sinh viên sẽ gặp những câu đánh đố, kinh nghiệm là nên bỏ qua và dành thời gian cho các phần thi nằm trong khả năng
  4. Đối với bài thi tiếng Đức, sẽ có các dạng bài Nghe, Đọc hiểu, Trắc nghiệm, C-Test, Viết đoạn văn, Grammatik,…Trong quá trình ôn tập nên làm quen với từng dạng một, nắm thật chắc ngữ pháp. Nhiều bạn nghĩ rằng thi xong B1 là được rồi, nhưng chớ nên chủ quan, bạn nên tham khảo thêm một số điểm ngữ pháp mới hoặc mở rộng vốn từ vựng ở trình độ B2.
  5. Các bạn có thể mua thêm 2 cuốn sách luyện thi gồm Mut zur Lücke 1 & 2 để “gối đầu giường”, luyện tập thêm cho hiệu quả. Với L-test, bạn có thể mua hẳn cuốn chuyên về dạng đề thi này để làm thêm, gồm khoảng 100 chủ đề. Sau khi luyện xong nhớ hãy tra lại từ, cách dùng từ.
  6. Nếu bạn vẫn muốn chắc chắn hơn, các bạn có thể tham gia khóa luyện thi dự bị đầu vào Aufnahmetest tại S20 để giáo viên có thể hỗ trợ bạn hệ thống kiến thức, làm quen cũng như cọ xát các dạng đề thi, chuẩn bị thật kỹ càng cho kỳ thi sắp đến. 
  7. Zulassung & Passport là 2 thứ không thể thiếu khi tham gia kỳ thi, hãy nhớ bỏ vào cặp trước. Nên đảm bảo sức khỏe cho ngày thi và mặc ấm vào ngày thi vì có thể thời tiết sẽ rất lạnh ảnh hưởng đến sự tập trung trong khi làm bài. 
  8. Trường hợp không đỗ kỳ thi Dự bị Đại học tại Đức, bạn có thể đăng ký vào học tại các trường Dự bị tư tại Đức (tất nhiên bạn phải trả tiền học phí), hoặc đăng ký 1 khóa học tiếng Đức vừa giúp bạn ôn lại tiếng Đức vừa giúp bạn kéo dài thời gian, chờ mùa thi sau. 

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Aufnahmetest là gì” và 8 tips về kinh nghiệm luyện thi Aufnahmetest mà S20 đúc kết được từ những trải nghiệm thực tế của chính các bạn học viên nhà mình. Hi vọng rằng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các bạn sinh viên có sự chuẩn bị và thể hiện tốt hơn cho kỳ thi của mình.

Bài viết Liên quan