THƯ VIỆN

Tiếng Đức

Học ngữ pháp tiếng Đức trình độ A1 cơ bản

08/06/2023 | Lượt xem: 552

Trong tất cả các ngôn ngữ nói chung và tiếng Đức nói riêng ngữ pháp là một phần rất quan trọng và cần được lưu ý  trong cả 4 kỹ năng. Ngay từ khi mới bắt đầu học tiếng Đức bạn phải nắm vững tất cả các hiện tượng ngữ pháp tiếng Đức A1 để từ đó áp dụng vào bài học thực tế. Trong bài viết này S20 sẽ giúp bạn tổng hợp những kiến thức học ngữ pháp tiếng Đức trình độ A1. Cùng S20 tìm hiểu ngay sau đây.

học ngữ pháp tiếng đức trình độ a1
Học ngữ pháp tiếng Đức trình độ A1 cơ bản

1. Chia động từ ở thì hiện tại trong tiếng Đức

Chia động từ (Konjugation) tại thì hiện tại là một trong những hiện tượng ngữ pháp đầu tiên, cơ bản nhất trong tiếng Đức. Khi đặt động từ vào trong câu thì cần phải chia động từ theo chủ ngữ.

Để chia được động từ chính xác cần xác định được cấu tạo của 1 động từ trong tiếng Đức. Động từ trong tiếng Đức thường bao gồm 2 phần:

Gốc động từ (Verbstamm) + đuôi động từ (Verbendung, thường là en/n)

1.1 Chia động từ có quy tắc

Phần lớn các động từ có quy tắc trong tiếng Đức được chia theo quy tắc: bỏ phần đuôi của động từ nguyên thể sau đó thêm đuôi động từ tương ứng với chủ ngữ trong câu theo quy tắc sau:

    • Ngôi thứ 1, số ít – ich: động từ kết thúc bằng e
    • Ngôi thứ 1, số nhiều – wir: giữ nguyên dạng nguyên thể của động từ.
    • Ngôi thứ 2, số ít – du: động từ kết thúc bằng st
    • Ngôi thứ 2, số nhiều – ihr: động từ kết thúc bằng t
    • Ngôi thứ 2, dùng trong các hoàn cảnh trang trọng – Sie: giữ nguyên dạng nguyên thể của động từ.
  • Ngôi thứ 3, số ít – er/sie/es: động từ kết thúc bằng t
  • Ngôi thứ 3, số nhiều – sie: giữ nguyên dạng nguyên thể của động từ.
Chủ ngữ Đuôi Ví dụ: Machen
Ich -e mache
Du -st machst
Er/sie/es -t macht
Ihr -t macht

Bảng chia động từ ở thì hiện tại trong tiếng Đức

Các trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi chia động từ ở thì hiện tại:

    • Các động từ có Verbstamm kết thúc bằng -t, -d, -m, -n: đối với ngôi thứ 2ngôi thứ 3 số ít:

Verbstamm + e + st/t

  • Các động từ có Verbstamm kết thúc bằng -el, -t/-d/-n, -s/-z/-ß.

Đối với ngôi thứ 2 số ít (du) thay vì thêm đuôi -st chỉ thêm -t sau Verbstamm

    • Các động từ có Verbstamm kết thúc bằng -eln:

Đối với ngôi thứ 1 số ít (ich) bỏ nguyên âm e đứng trước l trước khi thêm đuôi e, với các ngôi còn lại chia theo quy tắc thông thường.

1.2. Động từ bất quy tắc

Không có quy tắc nhất định cho các động từ này, một vài động từ sẽ bị biến đổi nguyên âm ở ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3 số ít, một vài động từ được chia ngẫu nhiên, biến đổi cả nguyên âm và phụ âm. Đối với những động từ này buộc phải học thuộc lòng.

2. Đặt câu hỏi trong tiếng Đức – Fragen stellen

Có 2 dạng câu hỏi trong tiếng Đức: Câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi (W-Fragen) và dạng câu hỏi Có/Không (Ja/nein Fragen). Dưới đây là hướng dẫn đặt câu hỏi chi tiết với từng dạng:

2.1 Đặt câu hỏi W – Fragen (câu hỏi bắt đầu bằng từ để hỏi W)

Các từ để hỏi thông dụng bắt đầu bằng từ W ở trình độ A1

● Wer : ai ● Wann: khi nào
● Was: cái gì ● Wo: ở đâu
● Warum: tại sao ● Wie: như thế nào
● Wie viel: bao nhiêu (không đếm được) ● Wieviel: bao nhiêu (đếm được)
● Woher: từ đâu ● Wohin: đến đâu

Với dạng câu hỏi này, động từ sẽ đứng ở vị trí thứ 2 ngay sau từ để hỏi.

2.2 Đặt câu hỏi có/ không – Ja/ nein fragen

Đây là dạng câu hỏi bắt đầu bằng một động từ của câu mà không phải là một từ để hỏi W. Một số động từ có thể là:

  • Động từ chính: Sprichst du Deutsch?
  • Modalverben: Kannst du Deutsch sprechen?
  • Hilfsverben:  Hast du das schon gemacht?

3. Danh từ và quán từ – Nomen und Artikel

Khi bắt đầu từ những kiến thức cơ bản tiếng Đức A1 bạn sẽ được biết mỗi danh từ trong tiếng Đức đều đi với 1 quán từ . Trong đó quán từ (Artikel) luôn đứng trước danh từ để chỉ giống, số lượng và cách chỉ định của danh từ đó.

3.1 Danh từ – Nomen

Có 3 loại giống của danh từ:

● Der (Giống đực) ● der Tisch, der Hund
● Die (giống cái) ● die Lampe, die Mutter
● Das (giống trung) ● das Auto, das Mädchen

Danh từ bao gồm 2 loại: Danh từ số ít và danh từ số nhiều. Khi danh từ chuyển từ số ít sang số nhiều thì cách viết sẽ thay đổi.

Vd: thêm -e, -n: die Lampe – die Lampen; der Hund – die Hunde

3.2 Quán từ – Artikel

Quán từ xác định – Definiter Artikel Quán từ không xác định – Indefiniter Artikel Quán từ sở hữu – Possessivartikel Quán từ phủ định – Negativartikel
Khái niệm Quán từ xác định dùng khi nói về một đối tượng (người, sự vật, hiện tượng) cụ thể. Dùng để đề cập khi nói về một đối tượng hoặc người mà một người không biết hoặc là một trong số nhiều người. Quán từ sở hữu phải đứng trước danh từ, dùng để biểu thị danh từ đó thuộc sở hữu của một ai đó. Được sử dụng khi phủ định 1 danh từ nào đó.
Ví dụ Das Auto ist kaputt.

Die Sonne scheint.

Ich habe ein Buch

Ein Nebenjob ist leicht zu suchen.

 ich – mein (tôi – của tôi)

– dein (bạn – của bạn)

ihr – euer (của các bạn)

er – sein (anh ấy – của anh ấy)

sie – ihr (cô ấy – của cô ấy)

wir – unser (của chúng tôi/chúng ta)

Sie/sie – Ihr/ihr (của ngài, của họ)

Ich habe kein Auto.

Ich habe keine Freundin.

Những trường hợp không có quán từ:

  • Khi dùng cho những danh từ không xác định ở số nhiều.

Ví dụ: Frauen sind kompliziert.

  • Khi dùng với tên riêng hoặc các cụm từ cố định.

Ví dụ:

  • Ich komme aus Vietnam
  • Ich liebe Mary
  • Ich wohne in Berlin
  • Ich habe Hunger

4. Nominativ, Dativ và Akkusativ

Một danh từ trong câu sẽ thuộc 1 trong  4 cách thức  sau: Nominativ, Dativ, Akkusativ hoặc Genitiv. Ở trình độ A1 các bạn sẽ được làm quen với 3 cách là Nominativ, Akkusativ và Dativ. Trong đó:

  • Nominativ: khi danh từ làm chủ ngữ trong câu hoặc đi với các động từ “sein”, “werden”, “heißen”
  • Akkusativ: tân ngữ trực tiếp trong câu
  • Dativ: tân ngữ gián tiếp trong câu.

5. Giới từ trong Tiếng Đức – Präpositionen

Tại trình độ A1 sẽ học 3 loại giới từ như sau:

Loại giới từ Nghĩa Giới từ
Lokale Präpositionen Những giới từ chỉ địa điểm in, auf, aus, an, vor, hinter, neben, zwischen, über, unter
Temporale Präpositionen Những giới từ chỉ thời gian seit, um, in, an, gegen
Modale Präpositionen Những giới từ chỉ cách thức mit, ohne

6. Xây dựng câu – Satzbau

  • Vị trí của động từ tùy thuộc vào câu bạn viết là mệnh đề chính (Hauptsatz) hay mệnh đề phụ (Nebensatz, không thể đứng 1 mình mà luôn phải đi kèm 1 mệnh đề chính). Trong các mệnh đề chính dù là khẳng định hay phủ định động từ đều phải đứng ở vị trí thứ 2. Vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi giữa vị trí thứ 1 và thứ 3. Việc để chủ ngữ hay các thành phần khác đứng đầu câu sẽ phụ thuộc vào việc bạn muốn nhấn mạnh vào yếu tố nào trong câu. Trong các câu phụ thì vị trí của động từ sẽ nằm ở cuối câu.
  • Trong câu hỏi nghi vấn hay câu cầu khiến thì động từ sẽ nằm ở vị trí đầu tiên.

7. Động từ  khuyết thiếu – Modalverben

Modalverben thường xuất hiện cùng với 1 động từ chính khác trong câu (Vollverb). Động từ chính sẽ đứng ở cuối câu và được giữ ở dạng nguyên thể (Infinitiv), Modalverb sẽ đứng ở vị trí thứ 2 và được chia theo chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Ich gehe zur Schule. => Ich muss zur Schule gehen.
  • Ich hole mein Paket ab => ich will mein Paket abholen

8. Động từ tách được và không tách được – Trennbare Verben – untrennbare Verben

Số lượng động từ trong tiếng Đức được mở rộng bằng cách thêm các tiền tố vào trước động từ gốc. Việc thêm tiền tố phần lớn làm thay đổi nghĩa gốc của động từ, trong 1 vài trường hợp thì không có thay đổi về nghĩa mà chỉ khác biệt về cách sử dụng. Nhóm động từ được thêm tiền tố này thường được chia thành 2 loại phụ thuộc vào nhóm tiền tố: tách được và không tách được như sau:

  • Nhóm tiền tố tách được: ab-, an-, auf-, aus-, ein-, mit-, her-, vor-, zu-, zurück-
  • Nhóm tiền tố không tách được: be-, emp-, ent-, er-, ge-, ver-, zer- là untrennbare Verben.

Lưu ý: Đối với trennbare Verben, phần tiền tố cần được đặt ở cuối câu.

Động từ tách được và không tách được
Động từ tách được và không tách được

9. Thì hiện tại hoàn thành – Perfekt

Perfekt là một trong ba thì quá khứ trong tiếng Đức, được sử dụng phổ biến nhất trong văn nói. Ngoài ra nó cũng được sử dụng trong các văn bản cá nhân, thư từ viết cho gia đình, bạn bè thân thiết.

Động từ ở Perfekt gồm 2 phần:

Hilfsverb + Partizip II (haben/sein)

Khi xây dựng câu ở Perfekt ta cần chuyển động từ sang dạng Partizip II và đi cùng động từ phải có trợ động từ (haben/sein tùy vào động từ chính)

Lưu ý:

  • Trợ động từ cần được chia theo chủ ngữ;
  • Partizip II có dạng cố định, không thay đổi và sẽ kết thúc câu ở thì Perfekt.

10. Liên từ – Konjunktionen

Đây là một mảng ngữ pháp khá nhẹ nhàng trong cấp độ A1. Ở cấp độ này chúng ta sẽ học những liên từ dùng để kết nối 2 mệnh đề chính (Hauptsätze) lại với nhau.

Chúng được gọi là Hauptsätze – Konjunktionen và ở A1 chúng ta học các liên từ sau đây:

Loại từ liên kết câu Nghĩa Ví dụ
Aber Nhưng Ich liebe Mary. Aber Mary liebt Jack.
Und Ich hasse Jack, und Jack lässt ich auch.
Denn Sau đó ich liebe Mary, denn sie ist sehr hübsch.
oder hoặc Trinken Sie Kaffee oder Tee?

11. Câu cầu khiến – Imperativ

Câu cầu khiến chỉ sử dụng trong trường hợp đối thoại trực tiếp và chỉ áp dụng với ngôi thứ 2 (số ít “du”, số nhiều “ihr”, hoặc trong trường hợp lịch sự “Sie”). Có thể sử dụng Imperativ với ngôi “wir”. Đây là 1 hiện tượng ngữ pháp quan trọng, sẽ xuất hiện ở phần 3 bài thi nói trình độ A1.

11.1 Ngôi du

Khi chia động từ theo ngôi du, chúng ta chỉ lấy phần Verbstamm, bỏ Umlaut (nếu có), và có thể thêm e vào cuối động từ nếu Verbstamm không bị biến đổi để lịch sự hơn.

Ví dụ:

  • Geben – gibst – gib – Gib mir das Buch!
  • Fahren – Fährst – Fahr – Fahr schneller!
  • Gehen – gehst – geh/gehe – Geh/gehe jetzt!
  • Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.
ngữ pháp tiếng đức a1
Câu cầu khiến tiếng Đức

11.2 Ngôi ihr

Khi chia động từ theo ngôi jhr, ta thực hiện như sau:

  • Lesen – Lest
  • Gehen – Geht

11.3 Ngôi Sie

Đối với ngôi Sie, bạn sẽ sử dụng động từ nguyên mẫu và cộng thêm Sie

Ví dụ:

  • Fragen – Fragen Sie mir bitte!
  • Sagen – Sagen Sie mir mal bitte!

Lưu ý: ở ngôi du và ihr cũng có thể được thêm vào để tăng thêm phần lịch sự trong câu, ở ngôi Sie bitte là bắt buộc phải có.

  • Sag mir bitte!
  • Sprecht bitte langsam!
  • Bitte sagen Sie mir!

Tip: Để vận dụng đúng ngữ pháp vào đúng ngữ cảnh, bạn cần có phương pháp học ngữ pháp tiếng Đức trình độ A1 phù hợp. Một số phương pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

  • Sử dụng tài liệu học chất lượng: Chọn những sách giáo trình hoặc tài liệu học tiếng Đức A1 đáng tin cậy để nắm vững kiến thức ngữ pháp căn bản. Tài liệu nên cung cấp giải thích rõ ràng và ví dụ minh họa để bạn hiểu rõ ngữ pháp.
  • Thực hành qua bài tập: Luyện tập làm bài tập ngữ pháp để áp dụng kiến thức đã học. Tìm các bài tập với độ khó tương ứng với trình độ A1 và giải quyết chúng một cách có hệ thống. Bạn cũng có thể tìm kiếm các ứng dụng di động hoặc trang web có bài tập ngữ pháp tiếng Đức A1 để rèn kỹ năng ngữ pháp.
  • Lắng nghe và đọc nhiều: Nghe và đọc các tài liệu tiếng Đức cơ bản, như sách giáo trình, truyện ngắn, bản tin, hoặc video học tiếng Đức. Lắng nghe và đọc giúp bạn làm quen với ngữ pháp được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế và cải thiện khả năng nhận diện các quy tắc ngữ pháp.
  • Tham gia khóa học: Việc tham gia vào một lớp học hoặc khóa học trực tuyến với giáo viên có kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhận được sự hướng dẫn và phản hồi cá nhân. Giáo viên sẽ giải thích chi tiết về ngữ pháp và giúp bạn áp dụng vào việc thực hành.
  • Luyện tập ngữ pháp trong giao tiếp: Thực hành sử dụng ngữ pháp trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày. Lắng nghe và sử dụng cấu trúc ngữ pháp đã học trong các cuộc hội thoại, câu chuyện, hoặc các bài tập giao tiếp.
  • Tạo môi trường học tích cực: Tạo ra một môi trường học tiếng Đức tích cực bằng cách xem phim, nghe nhạc, hoặc đọc sách tiếng Đức.

Trên đây là toàn bộ kiến thức học ngữ pháp tiếng Đức trình độ A1. S20 luôn cố gắng để mang đến những bài viết chất lượng và hữu dụng nhất với bất cứ ai đang bắt đầu học tiếng Đức. Truy cập website S20 để đọc thêm nhiều kiến thức hay về phương pháp học tiếng Đức.

Thông tin liên hệ:

  • Công Ty TNHH Giáo Dục & Đào Tạo Trạm 20s (S20)
  • Địa chỉ: 319 Nguyễn Trọng Tuyển, P10, Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 7108 8899 | 090 190 2016
  • Email: contact@station20s.edu.vn

Bài viết Liên quan