Câu bị động trong tiếng Đức được dùng để diễn tả, nhấn mạnh một hành động được thực hiện. Còn trong câu chủ động, trung tâm là đối tượng gây ra hành động. Nếu bạn vẫn chưa hiểu về câu bị động và cách dùng của nó trong tiếng Đức thì hãy tiếp tục xem bài viết bên dưới nhé.
Khi nói đến câu bị động trước hết ta cần phân biệt được sự khác nhau giữa câu chủ động và câu bị động trong tiếng Đức:
z.B: ich koche diese Suppe.
Wer kocht diese Suppe?
Như vậy câu này nhấn mạnh chủ ngữ “ich” – người đã có hành động là “Suppe kochen”.
z.B: das Auto wird repariert.
Was passiert?
Ở đây có thể thấy, câu hỏi chỉ quan tâm tới việc gì đã xảy ra – chiếc xe đã được sửa và ai sửa chiếc xe thì không quan trọng, đã lược bỏ.
Khi muốn nhắc tới tác nhân (chủ thể của hành động) trong câu bị động, luôn phải sử dụng giới từ “von” + Dativ.
Để xây dựng câu bị động trong tiếng Đức trước hết cần xác định trong câu chủ động có tân ngữ trực tiếp, tân ngữ gián tiếp hay không có tân ngữ.
Là tân ngữ được sử dụng ở Akkusativ trong câu chủ động, bị tác động trực tiếp bởi hành động của chủ thể.
z.B: Ich schreibe einen Text.
Deine Freundin ruft dich an.
Ở đây einen Text và dich là tân ngữ trực tiếp.
Câu bị động được xây dựng dựa trên tân ngữ trực tiếp là 1 câu bị động điển hình. Câu bị động xây dựng dựa trên tân ngữ trực tiếp ở thì hiện tại được xây dựng theo công thức:
S + werden + … + Partizip II
Chủ ngữ trong dạng câu bị động điển hình này chính là tân ngữ trực tiếp của câu chủ động.
z.B: Ta có câu chủ động:
Deine Freundin ruft dich an.
Như đã xác định ở phần trên, ta có “dich” chính là tân ngữ trực tiếp trong câu. Như vậy ta sẽ xây dựng câu bị động điển hình theo các bước:
Có thể thấy ở đây hành động anrufen được nhấn mạnh, người thực hiện hành động (deine Freundin) không quan trọng và đã được lược bỏ.
Là tân ngữ được sử dụng ở Dativ trong câu trực tiếp, chủ yếu thường chỉ người.
z.B: ich schreibe dir einen Brief.
sie lädt mir zum Party ein.
Ở đây có thể thấy dir, mir là các tân ngữ gián tiếp trong câu. Khi xây dựng câu bị động thì các tân ngữ gián tiếp này không được phép chuyển sang chủ ngữ. Trong trường hợp này ta sẽ sử dụng chủ ngữ giả “es”. Câu bị động dựa trên tân ngữ gián tiếp sẽ được xây dựng dựa trên công thức:
Es + werden + … + Partizip II
Trong dạng câu bị động này Es đứng ở đầu câu đóng vai trò như chủ ngữ, giữ nguyên tân ngữ gián tiếp và các phần còn lại theo công thức trên.
z.B: ta có câu chủ động:
Sie lädt mir zum Party ein.
Chú ý: Ở đây ta thấy trợ động từ “werden” được chia ở ngôi thứ 3 số ít theo chủ ngữ “es”.
Bằng cách đảo tân ngữ gián tiếp lên đầu câu ta cũng có thể bỏ qua chủ ngữ giả:
Mir wird zum Party eingeladen.
Dù bị lược bỏ nhưng trợ động từ “werden” vẫn chia ở ngôi thứ 3 số ít theo chủ ngữ “es”. Ta có thể hiểu là chủ ngữ giả đã bị ẩn đi.
Một ví dụ khác cho câu bị động với tân ngữ gián tiếp:
Es wird den Kindern bei den Hausaufgaben geholfen.
Den Kindern wird bei den Hausaufgaben geholfen.
Trong trường hợp câu có tân ngữ trực tiếp ta vẫn có thể sử dụng chủ ngữ giả “es”. Tuy nhiên trong trường hợp này tân ngữ ở Akkusativ sẽ được chuyển về Nominativ và trợ động từ “werden” sẽ được chia theo tân ngữ trực tiếp.
z.B: ta có câu chủ động:
Man eröffnet viele neue Geschäfte.
Tân ngữ trực tiếp trong câu: Viele neue Geschäfte.
Câu bị động: Viele neue Geschäfte werden eröffnet.
Hoặc: Es werden viele neue Geschäfte eröffnet.
Có 2 dạng câu bị động trong tiếng Đức khác nhau là Vorgangspassiv và Zustandspassiv. Hai dạng câu bị động trong tiếng Đức này khác nhau về cách hình thành, ý nghĩa và cách sử dụng.
Mỗi dạng câu bị động trong tiếng Đức khác nhau ở các thì khác nhau sẽ có cách xây dựng khác nhau. Vậy nên bạn cần rèn luyện thêm về kiến thức ngữ pháp để có thể làm các bài thi thật tốt nhé.
>> Xem thêm:
Những đại từ phản thân, động từ phản thân trong tiếng Đức
Động từ nguyên thể trong tiếng Đức với “zu” (Infinitiv mit zu, Infinitivsätze)