TIN TỨC

Sự kiện

KHÓ KHĂN VÀ ÁP LỰC CỦA DU HỌC SINH ĐỨC

26/07/2021 | Lượt xem: 769

Cùng S20 tìm hiểu những khó khăn và áp lực của Du Học Sinh Đức  trong bài viết hôm nay nhé…..

Nước Đức mở ra cho du học sinh cơ hội du học nhiều, tuy nhiên luôn có những khó khăn và áp lực vô hình luôn ám ảnh bất kì du học sinh nào. Hiểu được thuận lợi và khó khăn bạn có thể đối mặt ở một đất nước xa lạ sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần và lên kế hoạch chuẩn bị tốt hơn cho hành trình “đi học xa nhà” phía trước.

1.Bất Đồng Ngôn Ngữ – Rào Cản Lớn Của Du Học Sinh Đức 

Bất đồng ngôn ngữ được xem là một rào cản lớn nhất đối với du học sinh. Nếu không giỏi tiếng Đức mà cũng cùi bắp về tiếng Anh luôn, bạn chẳng khác nào là người câm, người điếc đang sống trong một cộng đồng. Nó trở thành một điều ức chế hết sức to lớn và khiến DHS trở nên trầm cảm. Nó trở thành một nỗi sợ, đeo bám bạn, khiến bạn không dám hòa nhập cộng đồng: không dám phát biểu, không dám giao tiếp, không dám kết bạn….

Khi còn ở Việt Nam, có thể bạn sẽ cảm thấy đó là một nỗi lo vu vơ, nhưng các bạn không thể nào tưởng tượng được trầm cảm đến mức nào khi điều cơ bản nhất là giao tiếp bạn vẫn không thể thực hiện được. Vì vậy, hãy học tiếng Đức tốt nhất có thể. Đừng nghĩ tiếng Đức B1-B2 thì đã xong thủ tục, khi nào bạn cãi tay đôi lại với tụi Tây thì mới có thể yên tâm được nhé.

Bất Đồng Ngôn Ngữ - Rào Cản Lớn Của Du Học Sinh Đức 

Rào Cản Ngôn Ngữ -Nỗi Sợ Của Du Học Sinh Đức

2. Áp Lực Giấy Tờ/Hồ Sơ 

Mỗi đất nước và mỗi vùng bang sẽ có những quy tắc, lệ làng riêng mà khi đến bắt buộc bản thân của DHS phải tìm hiểu và thích nghi từ từ. Sự khác biệt về quy tắc là thế, việc mình không hiểu nó nói gì và muốn mình làm gì khiến vấn đề trở nên rắc rối hơn. Lấy ví dụ như thuê nhà ở Đức, tìm được chổ ở ưng ý đã là một chuyện, rồi còn phải coi kĩ các điều khoản và kí hợp đồng thuê nhà, đăng kí anmeldung các kiểu. Nguyên chặng đường luôn chứ không phải theo nguyên tắc “Nhanh -Gọn -Lẹ” như hồi còn ở Việt Nam.

3. Áp Lực Thi Cử

Học ở nước ngoài khác với học ở Việt Nam. Đa phần các bạn phải chủ động rất nhiều từ việc đọc và tham khảo tài liệu, đặt câu hỏi, trình bày ý kiến và thảo luận xoay quanh các vấn đề trước khi được giáo sư đúc kết, đưa ra câu trả lời. Trong quá trình học là như vậy, khi vào mùa thi còn áp lực hơn. Có những ngày ngồi trong thư viện, vùi đầu vào sách vở cả ngày để chuẩn bị cho việc thi cử sắp tới.

Với các chương trình nghề, đừng lầm là đi sang Đức là bạn đi làm thôi và học chỉ là chuyện phụ. Không học thì lấy gì có kiến thức bài bản mà làm. Mà học nghề thì các bạn phải biết, những từ chuyên môn rất nhiều. Không phải lúc nào bạn cũng hiểu được ý mà người ta muốn nói. Lúc không hiểu mà đi thi bị sờ gáy chủ đề đó nữa, thì xác định là có thể bị rớt và tiếp tục tốn thời gian học lại cho dù việc học nghề là không tốn phí.

Thi Cử Nỗi Sợ Của Du Học Sinh Đức

Ở Đức miễn học phí nhưng không vì điều đó mà du học sinh Đức lơ là

 

4. Nỗi Nhớ Ám Ảnh Du Học Sinh Đức

Khi nói đến du học, ai nấy cũng đều háo hức và mong muốn bay sang nước ngoài thật nhanh chóng để có thể được trải nghiệm. Nhưng khi sang rồi, ở một thời gian rồi, thích nghi và khám phá cũng kha khá rồi thì lại muốn trở về Cứ mỗi dịp tết nhất, lễ lộc…ở Việt Nam, nghĩ đến cái cảnh mình bơ vơ bên này đi làm, đi học trong khi người nhà quay quần đầm ấm bên Việt Nam, bố mẹ gọi điện thoại sang để hỏi thăm…thì y như rằng nước mắt rơi lã chã vì nhớ và chạnh lòng. Cái này thì ai đi du học chắc hiểu rõ rất. Đa phần các bạn du học sinh Đức chữa bệnh “Nhớ Nhà” bằng cách tổ chức các buổi tiệc nhỏ, mời các bạn cùng quê sang để chia vui và ăn mừng cùng thì đỡ nhớ hơn một chút.

5. Tài Chính Luôn Là Mối Bận Tâm 

Nỗi nhớ nhà nhiều khi cũng chỉ là chuyện nhỏ so với áp lực và gánh nặng đồng tiền mà DHS có. Nhiều gia đình có điều kiện thì không phải bàn, có những gia đình phải chạy vạy mượn tiền hai ba trăm triệu hoặc thậm chí tiền tỷ để cho con cái mình, vô hình chung lại đặt gánh nặng lên đôi vai của DHS ấy. Nhiều bạn vừa học vừa làm 2-3 công việc parttime cùng một lúc để có thể kiếm được nhiều tiền nhất gửi về cho gia đình trả nợ. Nếu xài tiết kiệm thì còn dư giả ra vài trăm, nếu như lỡ tay xài quá hoặc tháng đó, đồ vật thi nhau “đình công” thì không còn đồng nào tiết kiệm luôn.

Tài Chínha Luôn Là Mối Bận Tâm  Của Du Học Sinh Đức

Vậy mới thấy đời sống DHS là một chuỗi ngày lắm đỗi bận bịu, không hề sướng và màu hồng như nhiều bạn ở Việt Nam nghĩ. Không hề nhé!

6. Áp Lực Trong Công Việc

Trường hợp này sẽ thực sự đúng với các bạn học nghề. Thật ra trong tổ chức nào cũng vậy cũng sẽ có những cuộc tranh luận nảy lửa hoặc sự xích mích giữa các đồng nghiệp với nhau. Người tốt có nhưng người xấu thì cũng không thiếu. Nhiều khi đang vui vẻ cả một ngày, cuối ngày đụng chuyện không đâu với người đồng nghiệp phá tan đi cái tâm trạng tươi tắn của mình. Những chuyện lặt vặt như vậy dồn lại nhiều khi khiến mình muốn trầm cảm muốn bỏ ngang.

Áp Lực Công Việc Của Du Học Sinh Đức

Du học sinh Đức theo chương trình nghề còn có áp lực trong công việc

Nhưng bạn hãy nhớ nha, việc gì cũng sẽ có cách giải quyết, bạn không sai thì người ta hoàn toàn không thể làm gì được bạn. Khi đi làm, hãy lấy sự cố gắng, chịu khó trong công việc cũng như tinh thần ham học hỏi thì chắc chắn sẽ có rất nhiều người quý mến bạn và trao gửi bạn cơ hội. Đừng vì những việc nhỏ mà khiến mình có những quyết định sai lầm nhé.

Trên đây là những khó khăn và áp lực mà hầu hết các Du Học Sinh Đức sẽ gặp vào những ngày đầu bỡ ngỡ sang nước ngoài học tập. Ước mơ du học là thế, tuy nhiên ước mơ cần gắn liền với thực tại thì bạn mới có thể cân bằng, học hành và ổn định cuộc sống tốt khi sống xa nhà được. Hi vọng rằng, với bài viết trên đây bạn có thể hiểu được những mảng khó khắn, trắc trở trong cuộc sống của một du học sinh Đức để có một sự chuân bị cho mình tốt hơn nhé.

S20 Tổng Hợp – Khó Khăn & Áp Lực Của Du Học Sinh Đức

 

Xem Thêm:

_______________________

Công ty TNHH Giáo Dục & Đào Tạo Trạm 20s (S20)
? 319 Nguyễn Trọng Tuyển, F10, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM
☎️ (028) 7108 88 99 | 090 190 2016
? Ig: station20s