THƯ VIỆN

Tiếng Đức

[Updated 2022] Thông tin về chương trình chứng chỉ tiếng Đức TestDaF

08/07/2022 | Lượt xem: 920

Khi tìm hiểu về tiếng Đức, về du học Đức, chắc chắn các bạn đã thấy tên những cái tên phổ biến như chứng chỉ tiếng Đức TestDaF, DSH, DSD, ÖSD, TELC, Goethe, ECL được đề cập đến nhiều lần. Các chứng chỉ tiếng Đức này được Đại sứ quán và các trường Đại học, trường dạy nghề ở Đức công nhận. Trong khuôn khổ bài viết này, S20 sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến chứng chỉ tiếng Đức TESTDAF.

 

chứng chỉ tiếng đức test d
Thông tin cần biết chứng chỉ tiếng Đức TestDaF

 

TestDaF (Test Deutsch als Fremdsprache) là một kỳ thi tiếng Đức rất quan trọng đối với các sinh viên quốc tế có mong muốn học tập tại các trường Đại học của Đức. Việc hoàn thành chứng chỉ TestDaF (với kết quả tối thiểu TestDaF 4) giúp bạn chứng minh mình đủ khả năng ngôn ngữ để bắt đầu khóa học của mình.

 

I. Cấu trúc đề thi TestDaF

Tương tự các chứng chỉ ngôn ngữ khác, khi làm bài TestDaF bạn cần tham gia thi cả 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết.

 

1. Kỹ năng đọc: 60 phút, bao gồm 3 bài đọc:

  • Văn bản ngắn từ bối cảnh trường đại học như danh mục bài giảng, lịch chương trình, cuốn thông tin v.v. & xác định văn bản nào phù hợp với bài tập nào.
  • Bài báo (khoảng 450-550 từ) về chủ đề khoa học hoặc chủ đề chính trị xã hội và trả lời các câu hỏi ở dạng Mulpliple – Choice.
  • Văn bản ngôn ngữ khoa học (khoảng 550 – 650 từ) từ một tờ báo chuyên ngành hay báo của trường và xác định những nhận định đó đúng, sai hoặc văn bản không cung cấp thông tin gì về nhận định đó.

 

2. Kỹ năng nghe: 40 phút, bao gồm 3 bài nghe:

  • Hội thoại ngắn có bối cảnh trường đại học, ví dụ một cuộc nói chuyện giữa 2 sinh viên và đồng thời ghi chép đáp án cho phần câu hỏi.
  • Cuộc phỏng vấn hoặc một cuộc tranh luận về các chủ đề có liên quan đến việc học hay khoa học nói chung. Đồng thời, bạn sẽ xác định liệu những nhận định đưa ra về bài nghe đúng hay sai.
  • Bài thuyết trình hay một cuộc phỏng vấn chuyên gia và trả lời ngắn những câu hỏi trọng tâm về bài nói.

 

3. Kỹ năng viết: 60 phút, 1 bài viết:

  • Yêu cầu miêu tả và phân tích biểu đồ.
  • Đưa ra quan điểm và lập luận cho các vấn đề được đề cập tới.

 

4. Kỹ năng nói: 35 phút với 7 phần bài tập:

  • Xử lý 7 bài tập, trong đó, bạn phải đặt mình vào các tình huống giao tiếp khác nhau tại các trường đại học ở Đức.
  • Thu thập thông tin, miêu tả các bảng thống kê và tóm tắt thông tin của chúng. Bạn cần thể hiện ý kiến của mình và lý giải, bày tỏ quan điểm, đưa lời khuyên, cân nhắc lựa chọn và nêu các giả định.

 

II. Thang điểm đánh giá bài thi TestDaF

TestDaF chỉ đánh giá trình độ từ B2 trở lên, tương ứng các chứng chỉ TestDaF 3, TestDaF 4 và TestDaF 5 (không có các chứng chỉ thấp hơn). Vì vậy, chứng chỉ TestDaF thường phù hợp với các bạn có dự định học Đại học, Cao học hơn là các bạn có dự định học nghề. Các bài thi sẽ được đánh giá riêng, sau đó lấy điểm trung bình các kỹ năng. Các tiêu chí đánh giá như sau:

 

1. Kỹ năng đọc:

  • TestDaF 3: đúng từ 14 – 16/30 câu hỏi trở lên.
  • TestDaF 4: đúng từ 20 – 21/30 câu hỏi trở lên.
  • TestDaF 5: đúng từ 24 – 26/30 câu hỏi trở lên.

Bài thi còn được đánh giá dựa theo mức độ khó của bài thi. Để đạt được TestDaF 3 bạn cần làm đúng được ít nhất là 16/30 đối với các bài thi dễ. Khi đề thi khó hơn thì bạn chỉ cần 14/30 câu đúng sẽ đạt được TestDaF 3. Đánh giá theo cách tương tự đối với các cấp độ còn lại.

 

2. Kỹ năng nghe:

  • TestDaF 3: đúng từ 10 – 12/25 câu hỏi trở lên.
  • TestDaF 4: đúng từ 15 – 17/25 câu hỏi trở lên.
  • TestDaF 5: đúng từ 19 – 21/25 câu hỏi trở lên.

Cách đánh giá tương tự với kỹ năng đọc.

 

3. Kỹ năng viết:

Bài viết sẽ đánh giá kỹ năng đọc hiểu, phân tích đề bài và đưa ra quan điểm cũng như lập luận cho các quan điểm đó, cụ thể dựa trên các tiêu chí:

  • Cấu trúc của bài viết: bài viết có đầy đủ các phần mở đầu, thân bài và kết thúc, có sự kết nối uyển chuyển giữa các đoạn văn hay không? Bài viết có mạch lạc, dễ hiểu hay không? Có những đoạn văn, câu văn nào người chấm cần đọc nhiều lần mới hiểu hay không? Bài viết có những luận điểm mâu thuẫn khiến người đọc không nắm bắt được suy nghĩ của người viết hay không?
  • Nội dung bài viết: tất cả các yêu cầu của đề bài đã được giải quyết hay chưa? Biểu đồ được miêu tả như thế nào (đã đầy đủ các thông tin quan trọng, có thể hiện được các quan điểm một cách logic, rõ ràng). Các luận điểm được đưa ra có được chứng minh dựa trên thực tế và biểu đồ không? Có nêu được tình huống hiện tại tại đất nước mình hay không?
  • Ngữ pháp: các câu trong bài viết có được liên kết với nhau không? Có sử dụng các liên từ khác nhau và các liên từ có được sử dụng đúng hay không? Các câu sử dụng trong văn bản có đa dạng, bao gồm các hiện tượng ngữ pháp trình độ B2 – C1 hay chỉ là các câu trần thuật đơn giản? 

Trường từ vựng sử dụng trong bài viết có rộng, đa dạng và được sử dụng đúng, có sử dụng các thành ngữ hay các cụm danh động từ hay không? Có mắc các lỗi ngữ pháp không, lỗi thường xuyên hay chỉ xuất hiện ít lần và có ảnh hưởng gì tới nội dung bài viết không?

 

4. Kỹ năng nói:

7 bài tập trong phần thi nói sẽ có mức độ khó khác nhau. Mỗi bài tập sẽ được chia vào 1 trong 3 cấp độ TestDaF 3, TestDaF 4 và TestDaF 5. Bài nói đánh giá thí sinh dựa trên các tiêu chí:

  • Cách diễn đạt có mạch lạc, trôi chảy, dễ hiểu hay không? Cách phát âm, ngữ điệu có giúp người nghe dễ nắm bắt nội dung bài nói không?
  • Có đáp ứng và hoàn thành đầy đủ các yêu cầu được đưa ra trong đề bài không? Các câu trả lời có đúng chủ đề được nhắc tới trong yêu cầu không? Câu trả lời có phù hợp với tình huống và đề bài đưa ra hay không?
  • Có sử dụng được các cấu trúc ngữ pháp đa dạng từ đơn giản tới phức tạp hay không? Có phân biệt và sử dụng một cách thích hợp được các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng hay không? Có mắc các lỗi về ngữ pháp, cách dùng từ hay phát âm không? Các lỗi sai này là ngẫu nhiên hay lỗi sai hệ thống, có ảnh hưởng nhiều tới khả năng nghe hiểu nội dung bài nói hay không?

 

III. Một vài thông tin cần biết về chứng chỉ tiếng Đức TestDaF

  • Kỳ thi TestDaF được tổ chức thường xuyên ở nhiều thành phố khác nhau trên nước Đức, bạn có thể dễ dàng đăng ký và đóng lệ phí thi online. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký TestDaF tại Việt Nam.
  • Chứng chỉ TestDaF có hiệu lực vô thời hạn. Trong trường hợp bạn thi TestDaF ở địa điểm nằm ngoài nước Đức và sử dụng chứng chỉ để xin Visa, bạn cần chú ý thời hạn lãnh sự chấp nhận chứng chỉ tiếng Đức TestDaF là không quá 12 tháng.
  • Chứng chỉ TestDaF được tất cả các trường Đại học trên nước Đức công nhận. Thông thường khi đạt TestDaF 4 là bạn có đủ điều kiện vào học Đại học nhưng sẽ có nhiều trường yêu cầu tất cả các kỹ năng riêng lẻ của bạn đều phải đạt TestDaF 4 trở lên.

 

Trên đây là các thông tin cơ bản về chứng chỉ tiếng Đức TestDaF. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thêm hoặc cần được tư vấn về du học Đức, học tiếng Đức, hãy liên hệ với S20 | HOTLINE: 090 190 2016 để được hỗ trợ nhé. 

 

Xem thêm

>>> Khám phá 2 câu bị động trong tiếng Đức: Vorgangspassiv và Zustandspassiv

>>> 4 lưu ý quan trọng của câu mệnh lệnh trong tiếng Đức (Imperativ)

>>> Các dạng so sánh trong tiếng Đức không thể bỏ qua (Komparativ und Superlativ) 

 

Bài viết Liên quan